Các chị yêu thích Giày Đế Cói, nhưng lại ngần ngại vì lo sẽ khó vệ sinh bảo quản? Thật ra thì đơn giản lắm, để Liliw hướng dẫn các chị vệ sinh giày đế cói nhé!
Bảo quản giày cói
Để giày cói dùng bền, đẹp và lâu cũ hơn, các chị ưu tiên giữ cho giày khô ráo, trong tủ, hoặc nơi thông thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp, như thế giày sẽ không bị ẩm mốc, keo giày bền hơn và giày đỡ phai màu!
Ngoài ra sẽ rất tốt nếu thường xuyên dùng bàn chải khô để phủi cát, bụi bám trên bề mặt giày sau khi sử dụng. Như vậy giày cói cũng được sạch lâu, khi vệ sinh cũng dễ dàng hơn.
Vệ sinh giày cói
Bước 1: Dụng cụ để giặt giày cói
- Thau nước hoặc chậu rửa nhỏ
- Bàn chải mềm
- Khăn lông khô
- Khăn giấy trăng hoặc khăn giấy vệ sinh
- Nước giặt loại không có chất tẩy, hoặc kem đánh răng, hoặc sữa tắm
Bước 2: Pha nước giặt
Xả nước vào thau nhỏ. Có thể dùng nước ấm sẽ giúp tẩy sạch vết bẩn trên giày nhanh chóng hơn đáng kể.
Lấy một lượng nhỏ nước giặt hoặc bột giặt, hòa tan với nước sao cho thật loãng. Khoáy đều để tạo bọt xà bông. Liliw khuyến khích các chị nên dùng kem đánh răng hoặc sữa tắm cho nhẹ dịu hơn, tốt cho cả giày cói và da tay mình hơn.
***KHÔNG sử dụng hóa chất mạnh có thể làm hỏng màu và form giày.
Bước 3: Làm sạch khô
Vỗ nhẹ giày cói xuống đất, lên giấy báo cũ hoặc trong một thùng rác, để cát, bụi bẩn trong giày rơi bớt ra. Dùng khăn hoặc bàn chải khô, để loại bỏ vết bẩn dính trên bề mặt giày.
Bước 4: Giặt giày cói
Đặt giày cói ở cạnh thau nước, dùng bàn chải mềm và xà bông đã pha chà xát bề mặt giày. Các chị nên nghiêng bàn chải và chà chậm, nhẹ nhàng trên mặt cói (tương tự như khi đánh răng), sẽ giúp loại bỏ được vết bẩn tốt hơn, đồng thời cũng giúp bề mặt cói ít bị xù hơn.
Các chị cũng có thể kê giày ngay bên dưới vòi nước để vừa xả nước, vừa chà rửa giày.
Tiếp tục cọ rửa tới khi thân giày đã được loại bỏ hết vết bẩn và có màu sắc sáng đẹp như mới, thì xả lại giày trong nước sạch.
***KHÔNG nên giặt bằng máy. Giày cói chỉ nên giặt giày bằng tay với bàn chải mềm thôi nhé!
Bước 5: Phơi giày cói
Sử dụng khăn khô lau thấm để giày bớt sũng nước. Sau đó, dùng giấy trắng hoặc giấy vệ sinh trắng nhét bên trong, cũng như quấn kín xung quanh giày để thấm hút hết xà bông còn xót lại và giúp giày mau khô hơn. (đừng dùng giấy báo vì mực in có thể thấm mực lên giày nhé).
Sau đó phơi giày cói khô tự nhiên ở nơi thoáng gió. Giày sẽ khô rất nhanh, thường chỉ tầm 1 buổi trưa thôi là có thể tháo lớp giấy vệ sinh ra và có một đôi giày cói như mới rồi
***KHÔNG phơi giày trực tiếp với nắng gắt của mặt trời hoặc sử dụng máy sấy sẽ ảnh hưởng đến keo và màu sắc vải
Lưu ý nhỏ khi giặt giày màu trắng:
Đối với giày trắng, bạn có thể dùng thuốc tẩy với một lượng nhỏ để làm trắng sáng hơn cho đôi giày, tuy nhiên cần nhớ dùng thuốc tẩy không chứa thuốc nhuộm (dye free) để giày sau khi giặt không bị ngả vàng.
Khi giặt nên xả thật sạch toàn bộ xà bông.
Tránh phơi giày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Dùng giấy vệ sinh bao bọc bề mặt giày, giúp thấm sạch xà bông còn động lại bên trong giày. Khi giày khô bạn sẽ thấy giấy thấm ngả màu vàng nhưng giày thì rất trắng.
Lời kết
Trên đây là Hướng Dẫn Vệ Sinh Giày Đế Cói Abaca của Liliw, hi vọng các chị sẽ cảm thấy an tâm và tự tin hơn khi sử dụng.
Cách vệ sinh Túi Cói hay Nón Cói cũng khá tương đương, mấu chốt chính là nhờ đặc tính rất vượt trội của chất liệu Cói Abaca và Raffia. Các chị quan tâm có thể tìm hiểu thêm các bài viết Liliw đã chia sẻ nhé!
Nếu còn những thắc mắc gì về vệ sinh và bảo quản giày đế cói, đừng ngần ngại inbox cho Liliw nha!
Chúc các chị luôn có đôi giày như mới!!!